|
![]() |
|
Các triệu chứng thường thấy gồm có:
- Bất chợt có một thôi thúc cấp bách muốn đi tiểu mà ta không kiểm soát kiềm chế được. Lý do là bàng quang bị căng đầy nước tiểu;
- Mót đi tiểu nhưng khi vào nhà cầu thì nước tiểu chẳng chịu ra ngay, phải gồng bụng rặn, vì ống dẫn bị nhiếp tuyến đè nghẹt. Nếu có ra thì vòi nước cũng yếu xìu, ngắt quãng vì "giao thông hào" quá hẹp;
- Tiểu xong mà thấy như bọng đái vẫn như còn tưng tức có nước, muốn đi tiểu thêm;
- Nước tiểu sót lại trong bàng quan kích thích nên bệnh nhân hay đi đái rắt, nhất là vào đêm khuya đang mơ màng giấc điệp;
- Nước tiểu đôi khi có máu vì huyết quản giãn nở đứt vỡ;
- Nhiều khi vì nằm lâu trong bọng đái nên nước tiểu cũng bị nhiễm vi khuẩn, đưa tới bệnh đường niệu.
Hiệp Hội Niệu Khoa Hoa Kỳ đã đề nghị một số câu hỏi để bác sĩ ước lượng sự rối loạn của nhiếp tuyến. Đó là:
a- có bao giờ bạn thấy cảm giác như vẫn còn nước tiểu trong bọng đái sau khi tiểu xong?
b- có khi nào bạn phải đi tiểu lại vài giờ sau khi vừa mới tiểu?
c- bao nhiêu lần trong khi tiểu bạn phải ngưng rồi lại tiếp tục tiểu?
đ- bao nhiêu lần bạn thấy rất khó khăn để nín đái?
e- bao nhiêu lần bạn thấy vòi nước tiểu yếu đi?
g- bao nhiêu lần bạn phải rặn khi bắt đầu tiểu tiện?
h- bao nhiêu lần bạn phải thức dậy để đi tiểu từ lúc chập tối tới sáng?
Nếu vài câu trả lời đều là CÓ thì nhiếp tuyến của bạn bắt đầu có vấn đề rồi đấy.
Chẩn đoán bệnh
Để định bệnh, bác sĩ căn cứ vào lời khai các triệu chứng kể trên rồi
- xác định bằng cách khám hậu môn coi nhiếp tuyến lớn tới mức nào. Bác sĩ dùng ngón tay trỏ có thể sờ thấy bề mặt sau chiếm đến 75% diện tích chung của tuyến, nằm phần cuối của ruột già: phần sinh bệnh thì cứng hơn và rất dễ phát hiện. Khi tìm thấy một dấu hiệu không bình thường, bệnh nhân được gởi đến những bác sĩ chuyên khoa. Cách thức khám giản tiện và rẻ tiền, nhưng một khi mà ngón tay đã phát hiện được cục u của tuyến thì thường thường là bệnh được khám phá hơi chậm.
- |
- |
- |
- cho phân tích nước ti